chao mung dh dang bo cac cap nhiem ky 2020 2025
 
banner hntw8kxiii 1
 

BÌNH PHƯỚC TRÒN 45 NĂM TỰ DO VÀ TRƯỞNG THÀNH (23/3/1975-23/3/2020)

Thứ sáu - 20/03/2020 04:43 589 0
TTVH - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu thôn tính Việt Nam nhằm khống chế vùng Đông Nam Á. Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam - Bắc, biến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Với chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật với Luật 10/1959… địch không từ một thủ đoạn tàn bạo, dã man nào để đánh phá cách mạng miền Nam, thẳng tay trả thù, sát hại Nhân dân yêu nước và những người kháng chiến cũ. Đây là thời kỳ đen tối của cách mạng miền Nam, phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề.
Thành phố trẻ Đồng Xoài đang ngày một khẳng định vị thế trong thời kỳ phát triển và hội nhập (Nguồn ảnh; Internet)
Thành phố trẻ Đồng Xoài đang ngày một khẳng định vị thế trong thời kỳ phát triển và hội nhập (Nguồn ảnh; Internet)
     Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ hai tỉnh Bình Long và Phước Long, đặc biệt sự soi sáng của “Đề cương cách mạng miền Nam” tháng 01/1959 và Nghị quyết của Xứ ủy, phong trào cách mạng của hai tỉnh Bình Long và Phước Long chuyển từ thế giữ gìn lực lượng, đấu tranh chính trị chuyển sang thế tiến công, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang với phương châm 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận). Nổi bật là chiến dịch Phước Long - Bình Long 1965, mà trọng điểm là Phước Long - Đồng Xoài. Sau 64 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, bộ đội chủ lực và địa phương đã phá hàng loạt ấp chiến lược, dinh điền của địch, giải phóng trên 5 vạn dân. Chiến thắng Phước Long - Đồng Xoài cùng với chiến thắng Bình Giã, Ba Gia và nhiều nơi khác trên chiến trường miền Nam, đã góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy, buộc đế quốc Mỹ phải bị động chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào tham chiến miền Nam (Việt Nam).
     Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quân và dân hai tỉnh Bình Long và Phước Long đã cùng với quân và dân miền Nam  lần lượt bẻ gãy hai gọng kềm “tìm diệt và bình định”, đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - Ngụy, đỉnh cao là cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đồng loạt tấn công vào sào huyệt và căn cứ của Mỹ - Ngụy khắp miền Nam, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris (Pháp).
    Sau năm Mậu Thân 1968, Mỹ - Ngụy chuyển dần sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với kế hoạch “quét và giữ” kết hợp các chương trình bình định cấp tốc, bình định đặc biệt. Ở hai tỉnh Bình Long và Phước Long, chúng tăng cường càn quét đánh phá sâu vào vùng căn cứ, vùng giải phóng, ráo riết gom dân lập ấp chiến lược bằng nhiều phương tiện và hành động cực kỳ tàn bạo, kể cả B52 và chất độc màu da cam cùng với triệt để bao vây kinh tế.
    Từ năm 1969 và những tháng đầu năm 1970 là thời kỳ cách mạng miền Nam trải qua ác liệt và khó khăn gay gắt nhất, nhưng quân và dân hai tỉnh Bình Long và Phước Long tỏ rõ tinh thần cách mạng, anh dũng kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, bám trụ chiến trường, tiếp tục thế tiến công đánh địch. Cùng với bộ đội chủ lực, quân và dân hai tỉnh đã tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ hè 1972 giải phóng hoàn toàn các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập và từng mảng ấp chiến lược, mở rộng vùng căn cứ, góp phần buộc Mỹ phải chịu thất bại trên bàn Hội nghị. Cuối năm 1972, Trung ương Cục quyết định thành lập tỉnh Bình Phước trên cơ sở xác nhập hai tỉnh Bình Long và Phước Long và huyện Lộc Ninh đã trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.
     Trong chiến cuộc Đông Xuân 1974 - 1975, được sự chi viện của Trung ương, quân và dân Bình Phước đã tấn công giải phóng hoàn toàn huyện Bù Đăng ngày 14/12/1974; giải phóng Đồng Xoài ngày 26/12/1974; giải phóng tiểu khu - tỉnh lỵ Phước Long ngày 06/01/1975. Phát huy thắng lợi ta tiếp tục củng cố vùng giải phóng, đồng thời bao vây, tiêu diệt cụm cứ điểm An Lộc (Bình Long). Ngày 23/3/1975, địch rút chạy về Chơn Thành, trung tâm tỉnh lỵ An Lộc, tỉnh Bình Long được giải phóng. Ngày 02/4/1975, huyện Chơn Thành là địa phương cuối cùng của tỉnh Bình Phước được giải phóng, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày 15/4/2015, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh để xác định ngày giải phóng tỉnh Bình Phước và lấy ngày 23/3/1975 - ngày giải phóng quận An Lộc là trung tâm hành chính của tỉnh Bình Long làm ngày GIẢI PHÓNG TỈNH BÌNH PHƯỚC.
     Nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và Nhân dân Bình Phước
Thứ nhất: Nhờ vào đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam; nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo tài giỏi của Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục miền Nam; sự chi viện giúp đỡ to lớn từ hậu phương lớn miền Bắc và tình đoàn kết chiến đấu của Đảng bộ, quân, dân các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Thứ hai: Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có lòng trung thành vô hạn, quyết tâm cách mạng cao, có năng lực sáng tạo phong phú, tinh thần phấn đấu hy sinh bền bỉ và ý chí tự lực, tự cường. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt Kinh, đồng bào dân tộc, lương, giáo đoàn kết thành một khối, tất cả đều tham gia kháng chiến, vận dụng linh hoạt mọi hình thức và phương pháp đấu tranh, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.
Thứ ba: Qua rèn luyện thử thách, Đảng bộ tỉnh Bình Phước không ngừng được củng cố, xây dựng và trưởng thành, trở thành hạt nhân lãnh đạo, là bộ tham mưu có kinh nghiệm của phong trào cách mạng, được Nhân dân tin yêu, gắn bó và đùm bọc.
Thứ tư: Lực lượng vũ trang Bình Phước trong kháng chiến bao gồm ba thứ quân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, không ngừng được củng cố và trưởng thành, phát huy bản chất tốt đẹp của quân đội cách mạng và truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào cách mạng địa phương, góp phần cùng Nhân dân làm nên những chiến công vẻ vang.
    Những thành tựu nổi bật của tỉnh Bình Phước sau 45 năm Ngày giải phóng
   Sau ngày giải phóng, tỉnh Bình Phước đứng trước những bộn bề khó khăn. Kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, công nghiệp - thương mại - dịch vụ thì quá nhỏ bé, cơ sở hạ tầng thấp kém, ruộng đất bỏ hoang, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thêm vào đó là tâm lý nóng vội, chủ quan duy ý chí đã có ảnh hưởng tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế của tỉnh. Nền kinh tế của tỉnh thực sự có bước chuyển mình khi tái lập tỉnh (năm 1997) và đạt được những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực:
    Kinh tế có bước phát triển khá vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 8,48%, cao hơn tăng trưởng cả nước 6,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,4 tỷ USD; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 9.135 tỷ đồng, gấp 52 lần so với năm 1997, thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng, tăng 24 lần so với năm 1997; thu hút đước 230 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 2,3 tỷ USD… Hạ tầng lưới điện, đường giao thông, các khu công nghiệp được đầu tư mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo của tỉnh. Toàn tỉnh có 48/90 xã hoàn thành nông thôn mới, trong đó có 02 thị xã Bình Long, Phước Long và thành phố Đồng Xoài hoàn thành nông thôn mới.
    Lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và chăm sóc bảo vệ sức khỏe Nhân dân của tỉnh. Mạng lưới trường, lớp được quy hoạch và phát triển rộng khắp. Toàn tỉnh hiện có 435 trường học với hơn 7.000 phòng học và trên 248.000 học sinh. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 100%  xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 110/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3;  có 14/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THPT; có 141/435 trường được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. Nổi bật là hai trường THPT chuyên Quang Trung và THPT chuyên Bình Long, nhiều năm liền luôn là ngọn cờ đầu của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của tỉnh.
     Chất lượng dịch vụ y tế, công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được nâng lên; tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sỹ ngày càng tiến bộ. Hệ thống các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và trạm y tế cấp xã tiếp tục được đầu tư nâng cấp, trang thiết bị từng bước được hiện đại. Năm 2019, tỷ lệ số bác sĩ/vạn dân đạt 8 bác sĩ, có 28,5 giường bệnh/vạn dân. Công tác phòng chống dịch bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện tốt, chất lượng chẩn đoán và điều trị ngày càng tốt hơn.
    Quốc phòng – an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Quan hệ hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh giáp biên giới thuộc Vương quốc Campuchia và các đối tác trên thế giới không ngừng được củng cố, tăng cường và ngày càng phát triển tốt đẹp.
    Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Chủ động tham mưu sắp xếp, sáp nhập, kiện toàn tổ chức bộ máy một số tổ chức, cơ quan, đơn vị theo Đề án 999 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Sau 02 năm thực hiện, toàn tỉnh hiện đã giảm được 138 đầu mối cấp phòng, giảm 210 lãnh đạo các cấp và 1.845 biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 03 đơn vị  cấp tỉnh, 21 đơn vị thuộc sở, 40 đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện. Chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát được nâng lên. Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận của Đảng, dân vận chính quyền, thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở và hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tiếp tục được nâng lên. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh theo tinh thần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân và doanh nghiệp.
      Phát huy truyền thống cách mạng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc qua 45 năm giải phóng tỉnh Bình Phước, trong giai đoạn mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Bình Phước quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì một Bình Phước đổi mới, hội nhập và phát triển.

 

Tác giả bài viết: TTVH (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

CV số 150/UBND-NC

V/v triển khai thực hiện CT số 46/CT-TTG ngày 23/12/2024 của TTCP về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

Thời gian đăng: 19/01/2025

lượt xem: 11 | lượt tải:4

06/SVHTTDL-TTR

V/v triển khai thực hiện Kế hoạch số 5088/KH-BCĐDS ngày 15/11/2024 của Ban Chỉ đạo Dân số, AIDS và các vấn đề xã hội

Thời gian đăng: 03/01/2025

lượt xem: 22 | lượt tải:18

3629/VPUBND-NC

V/v triển khai thực hiện Công văn số 11419/QLXNC-TMTH ngày 18/12/2024 của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an

Thời gian đăng: 03/01/2025

lượt xem: 49 | lượt tải:37

5586/UBND-NC

V/v quán triệt việc công nhận giá trị pháp lý và sử dụng phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Thời gian đăng: 03/01/2025

lượt xem: 31 | lượt tải:13

3630/VPUBND-NC

V/v gửi Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự,an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe

Thời gian đăng: 03/01/2025

lượt xem: 32 | lượt tải:15

LT 4/2025

LỊCH LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA Tuần lễ thứ 04 năm 2025 (từ ngày 20/01/2025 đến ngày 26/01//2025)

Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,275
  • Tháng hiện tại25,454
  • Tổng lượt truy cập1,570,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây