chao mung dh dang bo cac cap nhiem ky 2020 2025

Nghệ nhân Điểu Kiêu – người lưu giữ nét văn hóa của đồng bào S’Tiêng

Thứ ba - 12/11/2019 02:14 1.468 0
TTVH - Nghệ nhân Điểu Kiêu hiện sinh sống tại thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Dù đã bước qua tuổi lục tuần, nhưng ngọn lửa đam mê với các nhạc cụ truyền thống của dân tộc S’tiêng vẫn luôn rực cháy trong ông.
Nghệ nhân Điểu Kiêu biểu diễn tại Liên hoan VH các DTTS huyện Bù Gia Mập năm 2019
Nghệ nhân Điểu Kiêu biểu diễn tại Liên hoan VH các DTTS huyện Bù Gia Mập năm 2019
     Từ nhỏ, sau những ngày lên rừng săn bắn, ông thường theo ông, cha và các già trong thôn học hát dân ca và tập chơi một số nhạc cụ của người S’tiêng. Những lần được xem các bác, các chú luyện tập, từng nhịp cồng chiêng đã ngấm dần trong người Điểu Kiêu từ lúc nào không hay. Đam mê cồng chiêng nên Điểu Kiêu quyết tâm theo học cách đánh chiêng đồng và thổi kèn sừng trâu. Đến năm 18 tuổi, Điểu Kiêu đã chơi thành thạo được nhiều loại nhạc cụ và có vốn kiến thức phong phú về văn hóa S’tiêng. Qua các mùa lễ hội, Điểu Kiêu đã trở thành người đánh chiêng có tiếng của cộng đồng người S’tiêng tại Bù Gia Mập.
     Nghệ nhân Điểu Kiêu cho biết, với người dân tộc S’tiêng ở Bình Phước, cồng (goong), chiêng (ching) là hai nhạc cụ đặc sắc và tiêu biểu nhất trong các loại nhạc cụ của đồng bào. Cồng chiêng được đồng bào coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị to lớn trong gia đình và cũng là bản sắc văn hóa của cộng đồng. Người S’tiêng quan niệm, giá trị của văn hóa cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật diễn tấu, mà còn mang đậm ý nghĩa tâm linh. Mỗi nhịp điệu cồng chiêng vang lên có thể giúp đồng bào “thông tin trực tiếp” đến đấng thần linh, cũng là cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng. Cồng chiêng còn được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình và phum sóc, trong những dịp tiếp khách quý... “Nghệ thuật đánh cồng chiêng đã khó, nhưng việc chỉnh chiêng còn khó hơn. Nó đòi hỏi người chỉnh không chỉ giỏi sử dụng cồng chiêng, mà còn phải thật sự am hiểu về cồng chiêng, từ đó mới có thể cảm âm, thẩm âm chính xác” – Nghệ nhân Điểu Kiêu cho biết thêm.
     Bên cạnh sự am tường về cồng chiêng, nghệ nhân Điểu Kiêu còn sử dụng thông thạo kèn sừng trâu (nông ke r’pu). Đây là thứ nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc của người S’tiêng. Theo nghệ nhân, bộ nông ke r’pu của người S’tiêng có 6 cái, mỗi thanh âm tương thích với từng thanh âm của bộ cồng hay chiêng. Do vậy, mỗi bộ kèn sừng trâu chỉ tương thích và dùng đúng cho một bộ cồng hoặc một bộ chiêng. Khác với tù và cũng được làm bằng sừng trâu của các tộc người vùng Tây Nguyên, lỗ thanh âm ở kèn sừng trâu của người S’tiêng được khoét ở ngay giữa sừng. “Thuở nguyên sơ, nhiệm vụ chính của nông ke r’pu là tạo ra âm thanh để xua đuổi thú rừng. Về sau, người S’tiêng còn sử dụng nông ke r’pu để bày tỏ tình cảm giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, vạn vật. Và rồi không biết từ bao giờ, nó lại trở thành thành viên không thể thiếu trong dàn hợp xướng của cồng chiêng, kèn bầu hay đàn đinh jút trong các lễ hội của người S’tiêng như mừng lúa mới, đâm trâu...” - Nghệ nhân Điểu Kiêu tâm sự.
     Hiện nay, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Bình Phước đang bị mai một dần theo thời gian và sự ảnh hưởng ồ ạt từ các luồng văn hóa nước ngoài. Văn hóa truyền thống của dân tộc không còn mấy hấp dẫn với giới trẻ. Bên cạnh đó, số người biết sử dụng cồng chiêng hay kèn sừng trâu hiện nay phần lớn đã lớn tuổi và còn lại rất ít. Đặc biệt, người biết kết hợp cồng chiêng với kèn sừng trâu như một dàn hợp xướng để diễn tấu lại càng hiếm. Do đó, nguy cơ mai một nghệ thuật cồng chiêng trong cộng đồng người S’tiêng là điều khiến nghệ nhân Điểu Kiêu không khỏi lo lắng.
     Là người nặng lòng với văn hóa dân tộc, nghệ nhân Điểu Kiêu luôn trăn trở về việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống của người S’tiêng. Ông từng tập hợp một số người trẻ trong thôn để dạy đánh cồng chiêng và thổi kèn sừng trâu. Ngoài việc giảng dạy kỹ thuật, ông luôn nhắc nhở thế hệ trẻ về tầm quan trọng của cồng chiêng đối với văn hóa dân tộc, cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
     Được nghệ nhân Điểu Kiêu chỉ dạy, nhiều bạn trẻ từ chỗ chưa biết, nay đã đánh được những bài chiêng và biết thổi kèn sừng trâu. Nhưng với nghệ nhân Điểu Kiêu, quan trọng hơn là giới trẻ đã bắt đầu có hứng thú với nhạc cụ truyền thống và ý thức được sứ mệnh gìn giữ văn hóa dân tộc. Đây không chỉ là niềm vui nhất thời, mà còn là hy vọng thế hệ trẻ sẽ tiếp nối truyền thống của cha ông, lưu giữ âm vang cồng chiêng trong cộng đồng người S’tiêng.
 

Tác giả bài viết: TTVH Bù Gia Mập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

S6: 1573 /SVHTTDL-VH

Về việc tuyên truyền Tháng hành động Phòng chống ma túy

Thời gian đăng: 05/06/2023

lượt xem: 87 | lượt tải:20

Số: 1461 /KH-SVHTTDL

KẾ HOẠCH Tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ Đờn ca tài tử tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 05/06/2023

lượt xem: 117 | lượt tải:31

663

V/v tuyên truyềnkỷ niệm 110 nămNgày sinh đồng chí Chu Huy Mân,lãnh đạo tiền bối tiêu biểucủa Đảng và cách mạng Việt Nam

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 84 | lượt tải:40

739

KẾ HOẠCH Thực hiện công tác QLNN về thanh niên năm 2023

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 114 | lượt tải:31

677

V/v tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 92 | lượt tải:47

52-2021

Tuần làm việc 52 - 2021

Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,082
  • Tháng hiện tại28,022
  • Tổng lượt truy cập896,837
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây