TTVH - Say mê tiếng đàn Tính réo rắt, lúc trầm, lúc bổng, những làn điệu then mượt mà, sâu lắng, ông Hoàng Đình Nhuận, SN 1971, ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến (Đồng Phú) đã dành hơn 30 năm tìm tòi, nghiên cứu và chế tác ra những cây đàn Tính, gìn giữ “hồn” văn hóa của dân tộc Tày, Nùng trên mảnh đất Binh Phước.Thật thú vị hơn nếu như được tận mắt chứng kiến ông tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn để chế tác được một cây đàn. Với những người sinh ra và gắn bó với loại nhạc cụ dân tộc này, họ trân trọng, lưu giữ nghề làm đàn Tính như một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống tinh thần.
Ông Hoàng Đình Nhuận say sưa với cây đàn tính
Là người dân tộc Nùng, sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn – một trong nhữngcái nôi của đàn tính, hát then. Từ nhỏ, ông Nhuận đã được đắm mình trong những câu then, câu lượn của các bà, các mẹ. Những ngày lễ hội, chúc thọ hay lên nhà mới, ông thường theo các cụ đi khắp các bản làng trong vùng nghe hát. Cứ như vậy, những câu hát then và tiếng đàn tính theo ông lớn dần, thấm sâu vào tâm trí và nuôi dưỡng tâm hồn ông.Tuy không được học qua trường lớp nào về nghề chế tác đàn tính, nhưng ônglạirất am hiểu về loại nhạc cụ này,từ năm 1987ông đã bắt đầu mày mò làm ranhững chiếc đàn tính đầu tiên. Ông cho biết: Đối với đàn tính bản thân vì yêu mà gìn giữ, nhớ thương mà quyết tâm làm,Có thời gian gián đoạn do điều kiện kinh tế của gia đình gặp khó khăn. Năm 2006 khi vào Bình Phước lập nghiệp, tại đây ông mới khôi phục lại việc chế tạo đàn tính, ôn lại đàn hát. Đàn tính là loại nhạc cụ rất khó làm, chính vì vậy, các công đoạn chế tác đòi hỏi người nghệ nhân phải thực sự kiên trì, khéo tay thì mới cho ra những cây đàn có chất lượng. Đàn tính thuộc loại đàn dây, gồm ba bộ phận chính: bầu đàn, cần đàn và dây đàn. Bầu đàn được làm từ những quả bầu già, tròn, rỗng ruột, kích thước vừa phải. Theo ông Nhuận đây chính là khâu khó nhất trong quá trình làm đàn.Sau khitìm chọn được những quả bầu ưng ý, sẽ đem cắt ngang khoảng 1/3 tính từ cuống đến giữa quả bầu, rồi mới đem ngâm trong nước khoảng nửa tháng.Giữa độ dài của cần đàn và độ lớn của bầu đàn cũng cần có sự tương đồng và phù hợp, nếu cần đàn dài mà bầu đàn nhỏ quá thì chất lượng âm thanh giảm đi, không chuẩn. Có thể mỗi vùng, mỗi địa phương có cách làm đàn tính khác nhau, mỗi người cũng có thể sáng tạo nên cây đàn mang dấu ấn cá nhân nhưng âm thanh của đàn thì phải chuẩn. Tiếng tính vang lên lúc trầm, lúc bổng, lúc dặt dìu, lúc khoan thai chứ không được rè, bục. Điều này đòi hỏi phải kết hợp tốt các bộ phận đàn với nhau. Cần đàn phải làm bằng các loại gỗ dẻo được đẽo công phu, đánh giáp cho bóng, chiều dài trung bình từ 80 cm – 1 m tùy theo sải tay của người chơi. Các dây đàn cũng phải căng chính xác, trong 3 dây đàn, dây giữa hơi chùng để tạo âm trầm. Một cây đàn tính tốt, có tiếng đàn hay, chuẩn cần có hội tụ đủ các yếu tố: Bầu đàn đủ kích cỡ, đục lỗ bầu và chỉnh dây chuẩn. Đối với đàn tính, âm chuẩn hay không phải dựa trên kinh nghiệm và cái tai biết thẩm thấu của người thợ đàn. Do đó, muốn có được cây đàn tốt, thanh âm chuẩn thì người thợ còn phải là người biết hát các điệu then, những quãng âm, nhạc lý cơ bản. Với cá nhân ông Nhuận, ông vừa biết hát điệu then, vừa biết đánh đàn tính, nên việc chỉnh dây đàn thường không mất nhiều thời gian. Sau khi hoàn thiện cây đàn tính, ông lại gẩy một điệu then để kiểm tra chất lượng âm thanh của đàn. Để làm nên một cây đàn tính phải tốn rất nhiều công và thời gian. Làm đàn Tính hoàn toàn bằng thủ công nên nếu chuẩn bị hết mọi công đoạn và làm liên tục thì phải cũng phải mất vài ngày mới có thể hoàn thành một cây đàn ưng ý.Mỗi năm, ông Nhuận làm khoảng 20 cây đàn,trung bình một cây ông lấy giá khoảng 700 nghìn đồng.Giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo, nêncó rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tưởng tìm đến ông để đặt mua.Ngoài ra, ông Nhuận còn là nhân tố tích cực trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương. Bằng tâm huyết, trách nhiệm của mình, ông đã và đang là người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ, đưa loại hình âm nhạc này gần gũi và phát triển hơn trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tại địa phương. Từ bao đời nay, đàn tính, hát then là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Tày, Nùng. Và càng quý hơn khi phong trào đàn, tính hát then đang phát triển rất tốt trên mảnh đất Bình Phước. Tuy nhiên số người còn lưu giữ nghề làm đàn tínhchẳng còn lại bao nhiêu. Chính vì vậy, điều khiếnông Hoàng Đình Nhuận chế tác đàn tính không chỉ vì tình yêu âm nhạc truyền thống của đân tộc mình mà ôngcòn muốn thế hệ con, cháu sau này sẽ có nhiều đứa theo học, biết trân quý và giữnghề chế tác đàn tính được lưu truyền từ đời này sang đời khác.