chao mung dh dang bo cac cap nhiem ky 2020 2025

NGƯỜI LƯU GIỮ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NÙNG

Thứ sáu - 20/09/2019 03:17 464 0
TTVH - Trong số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Đồng Phú thì người Tày, Nùng có số dân đông nhất. Họ di cư từ vùng núi phía Bắc vào lập nghiệp sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, mang theo những phong tục, tập quán lâu đời, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng.
      Gặp chị Nông Thị Nhằm, sinh năm 1973, người dân tộc Nùng tại ấp Đồng Bia xã Tân Lợi (Đồng Phú) khi chị đang gấp rút may bộ trang phục truyền thống thứ 3 của người Nùng chuẩn bị cho tiết mục hát lượn dự thi tại Liên hoan văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đồng Phú lần thứ V năm 2019. Chị Nhằm cho biết: Chị đầu tư 3 triệu đồng đặt mua vải thô do người Nùng làm từ Cao Bằng gửi vào rồi chị tự cắt, may bằng tay 3 bộ quần áo truyền thống để tham gia liên hoan.
     Sinh ra tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Khị vào Bình Phước lập nghiệp,  những lúc rãnh rỗi, chị vẫn thường xuyên tự cắt may các trang phục truyền thống của người Nùng để mặc trong các ngày lễ, tết, các hội thi, hội diễn… hoặc cho, tặng người thân. Người Nùng thường sống trên vùng núi cao nên thường tự trồng bông, dệt vải và cắt may trang phục cho mình. Trang phục của người Nùng khá đơn giản, hoa văn không cầu kỳ. Màu sắc trên trang phục dân tộc Nùng chủ yếu là màu chàm, xanh nhạt, xanh thẫm, tím than, xanh đen. Trước đây, người Nùng thường trồng bông, xe sợi, dệt vải. Để có trang phục màu chàm đặc trưng, người Nùng phải thực hiện công đoạn nhuộm vải rất kỳ công. Họ thường lấy lá và vỏ cây Chàm ngâm 2-3 ngày. Khi nước chuyển sang màu đen thì vớt lá và vỏ chàm ra. Sau đó đổ nước vôi khuấy đều, nước sẽ lắng lại tạo thành một chất nhầy màu đen chìm dưới đáy. Mỗi lần nhuộm vải thì lấy một ít chất nhầy màu đen ngâm chung với tấm vải khoảng 2 giờ đồng hồ thì lấy vải ra phơi khô, ngày mai lại tiếp tục ngâm. Cứ như thế khoảng 2 tháng sau thì vải mới chuyển sang màu đen đậm đẹp mắt.
     Từ khi thành lập, huyện Đồng Phú đã tổ chức 5 lần Liên hoan văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số, chị đã tự may trang phục truyền thống của dân tộc Nùng và sáng tác 3 bài hát lượn với nội ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương đất nước … với ca từ mộc mạc, mang hơi thở của cuộc sống thường nhật cùng với chất giọng ngọt lịm trời phú đã chinh phục Ban giám khảo và để lại ấn tượng cho khán giả. Qua 4 lần tham gia liên hoan, chị đạt 3 giải nhì cấp huyện và 1 huy chương bạc cấp tỉnh.
     Không biết hát lượn có từ bao giờ nhưng từ nhỏ chị đã được nghe các bà, các mẹ hát ru bằng dân ca. Lên 6, 7 tuổi, chị theo bà, mẹ tham dự các lễ hội thanh minh, chọi trâu... và được nghe các ông, bà, anh, chị hát những điệu lượn. Khi vào Bình Phước lập nghiệp, tình yêu nghệ thuật hát lượn chưa bao giờ tắt, những lúc lên rẫy, chị lại cất lên vài điệu lượn ngọt ngào nhằm quên đi những mệt nhọc trong cuộc sống. Theo chị Nhằm: Điệu lượn có thể hát mọi lúc, mọi nơi. Nội dung hát lượn rất phong phú và đa dạng. Lúc gặp nhau có thể hát vài câu thăm dò, tìm hiểu, làm quen, sau đó là những dỗi hờn, trách móc.         Tình cảm được diễn tả từ nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp đến sâu sắc. Có lẽ sự gần gũi, thân thiện của nghệ thuật hát lượn đã giúp con người hiểu và xích lại gần nhau hơn. Không chỉ yêu thích nghệ thuật hát lượn, trong các đợt Liên hoan văn hóa thể thao, chị còn tham gia nhiều nội dung khác như: Đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo, chạy việt dã.
     Trong thời buổi kinh tế thị trường, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Nùng nói riêng đang bị mai một, các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn những nét văn hóa độc đáo mà cha ông ta đã chắt chiu, vun đắp nhằm khơi dậy niềm tự hào, ý thức kế thừa văn hóa trên tinh thần sáng tạo là việc làm cấp bách. Việc làm của chị Nông Thị Nhằm rất đáng khích lệ đã góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Nùng. Qua đó, giáo dục, nâng cao ý thức gìn giữ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ.

 

Tác giả bài viết: TTVH Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

S6: 1573 /SVHTTDL-VH

Về việc tuyên truyền Tháng hành động Phòng chống ma túy

Thời gian đăng: 05/06/2023

lượt xem: 90 | lượt tải:20

Số: 1461 /KH-SVHTTDL

KẾ HOẠCH Tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ Đờn ca tài tử tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 05/06/2023

lượt xem: 124 | lượt tải:31

663

V/v tuyên truyềnkỷ niệm 110 nămNgày sinh đồng chí Chu Huy Mân,lãnh đạo tiền bối tiêu biểucủa Đảng và cách mạng Việt Nam

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 86 | lượt tải:40

739

KẾ HOẠCH Thực hiện công tác QLNN về thanh niên năm 2023

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 116 | lượt tải:31

677

V/v tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 93 | lượt tải:48

52-2021

Tuần làm việc 52 - 2021

Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay722
  • Tháng hiện tại867
  • Tổng lượt truy cập902,378
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây