chao mung dh dang bo cac cap nhiem ky 2020 2025
 
banner hntw8kxiii 1
 

Nhạc cụ truyền thống “gõ cửa” trường học

Thứ ba - 10/12/2024 21:14 160 0
TTVH - Nhạc cụ dân tộc là đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Thời gian qua, Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) đã đưa nhạc cụ dân tộc vào các hoạt động giáo dục. Qua đó, nâng cao sự hiểu biết về nghệ thuật dân tộc, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và khơi gợi sự hứng thú, sáng tạo trong học tập đối với học sinh.
Nhạc cụ truyền thống “gõ cửa” trường học

Nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước

Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, trong đó bao gồm kho tàng nhạc cụ phong phú, đặc sắc gắn liền với đời sống người dân. Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT Bù Gia Mập có 446 học sinh đang học tập và sinh hoạt nội trú. Đầu năm học 2024-2025, sau khi hoàn tất việc xây dựng nhà văn hóa truyền thống, thầy Lê Văn Công đã lồng ghép dạy các nhạc cụ dân tộc cho học sinh vào tiết hoạt động ngoại khóa. Với phương châm “có gì dùng nấy”, thầy Công đã tận dụng tất cả nhạc cụ dân tộc sẵn có để nghiên cứu, soạn giáo án chi tiết chỉ dạy cho học sinh.

Thầy Công tâm sự: Bản thân tôi xuất phát điểm là giáo viên dạy âm nhạc, thế nên ngay từ hè tôi đã tìm tòi, nghiên cứu về các nhạc cụ sẵn có như bộ ngũ âm Khmer, cồng, chiêng của người S’tiêng để dạy học sinh. Qua đây tôi muốn nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh dân tộc thiểu số và mong muốn các em giữ gìn, trân trọng những bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Giữ gìn nét đẹp văn hóa

Những tiết hoạt động ngoại khóa kết hợp dạy âm nhạc truyền thống không chỉ giúp học sinh biết thêm nhiều loại nhạc cụ truyền thống mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng tham gia một tiết âm nhạc ngoại khóa tại trường, chúng tôi cảm nhận được sự vui tươi, những ánh mắt lấp lánh, say mê của các em học sinh dân tộc nội trú khi được thầy dạy sử dụng từng loại nhạc cụ truyền thống. Em Điểu Huy, học sinh lớp 6A chia sẻ: Em rất thích những tiết âm nhạc ngoại khóa vì đã giúp em hiểu thêm nhiều loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Em tự nhủ phải cố gắng học thật tốt những loại nhạc cụ truyền thống dân tộc để vào dịp lễ, tết của người S’tiêng, em sẽ tự tin xung phong trình diễn.
 

bgm1

                                                       Học sinh say mê, thích thú tìm hiểu, học cách chơi các nhạc cụ dân tộc

Được học nhạc cụ dân tộc là trải nghiệm đáng quý đối với học sinh. Các em sẽ có kiến thức cơ bản về nhạc cụ truyền thống và cùng nhau tập luyện, trình diễn ở những sự kiện, ngày lễ. Em Điểu Thị Hoa, học sinh lớp 6A bày tỏ: Em đã học được cách chơi nhạc ngũ âm của người Khmer, điều mà trước đây em chỉ thấy trên tivi hoặc tại các lễ hội lớn. Em mong muốn thời gian tới sẽ được học thêm nhiều loại nhạc cụ của các dân tộc khác. Qua những tiết âm nhạc ngoại khóa còn giúp em hiểu hơn về các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT Bù Gia Mập đã cùng nhau lên ý tưởng và xây dựng nhà văn hóa truyền thống với nhiều loại nhạc cụ dân tộc được đầu tư, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về nghệ thuật dân tộc và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Ông Nguyễn Thế Hùng, Hiệu trưởng trường cho biết: Trường luôn hướng đến việc giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện nay, sau khi được đầu tư xây dựng nhà văn hóa truyền thống, trường tập trung chỉ đạo giáo viên bộ môn thành lập các câu lạc bộ âm nhạc truyền thống cũng như tận dụng tiết hoạt động ngoại khóa dạy các nhạc cụ dân tộc cho học sinh. Thông qua những giờ học này không chỉ hướng các em tìm hiểu nhạc cụ truyền thống mà còn giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc.

 

bgm2

                                      Thầy Lê Văn Công, giáo viên Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT Bù Gia Mập
                                                            tận tình chỉ dạy cách chơi nhạc cụ dân tộc cho học sinh

Trong thời đại ngày nay, khi những giá trị truyền thống dần bị phai mờ bởi sự tác động của cuộc sống hiện đại, thì việc đưa nhạc cụ dân tộc vào trường học đã mang những giá trị văn hóa sâu sắc đến gần hơn với giới trẻ. Từ đó, các em thêm hiểu, thêm yêu và ra sức gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc.

Tác giả bài viết: TTVH (tổng hợp)

Nguồn tin: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

114/TL-BTC

Thể lệ Liên hoan Nhóm Nhảy và Khiêu vũ tỉnh Bình Phước năm 2025

Thời gian đăng: 18/04/2025

lượt xem: 22 | lượt tải:11

113/TB-BTC

Thông báo v/v tổ chức Liên hoan Nhóm Nhảy và Khiêu vũ tỉnh Bình Phước năm 2025

Thời gian đăng: 18/04/2025

lượt xem: 19 | lượt tải:7

47/KH-SVHTTDL

Kế hoạch mở đợt cao điểm "90 ngày, đêm" tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích hợp giấy tờ trên ứng dụng VNeID (từ ngày 02/3/2025 đến ngày 31/5/2025)

Thời gian đăng: 20/03/2025

lượt xem: 71 | lượt tải:42

74/TB-BTC

Thông báo kết quả trúng tuyển vào Vòng Chung kết xếp hạng "Sân chơi tìm tài năng" năm 2025

Thời gian đăng: 10/03/2025

lượt xem: 66 | lượt tải:20

807/UBND-KT

V/v tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 24/02/2025

lượt xem: 74 | lượt tải:16

LT 14/2025

LỊCH LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA Tuần lễ thứ 14 năm 2025 (từ ngày 31/3/2025 đến ngày 04/4//2025)

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,619
  • Tháng hiện tại49,050
  • Tổng lượt truy cập1,732,582
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây