chao mung dh dang bo cac cap nhiem ky 2020 2025

Tháng 5 đọc lại Di chúc của Bác “Nghĩ về Trách nhiệm nêu gương”.

Thứ ba - 26/05/2020 22:08 991 0
TTVH - Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động nói chung và cán bộ ngành Văn hóa – Thể thao và Du Lịch nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn. Không chỉ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.
Cản bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành văn hóa học tập và làm theo lời Bác
Cản bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành văn hóa học tập và làm theo lời Bác
     Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn căn dặn, nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đồng thời phải hết sức nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ, công việc được giao, dù là việc lớn hay việc nhỏ, việc đơn giản hay phức tạp, nhiệm vụ bình thường hay quan trọng...
      Tất cả mọi người, ở mọi địa vị, vị trí công tác, trong mọi hoàn cảnh đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nghề nào cũng vinh quang và việc gì cũng phải cố gắng, chuyên tâm, không chủ quan, đại khái.
    Với vai trò là người đảng viên, cán bộ ngành Văn hóa – Thể thao và Du Lịch tôi thiết nghĩ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì: Trong thực tế vẫn còn có không ít những Đảng viên vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm những điều đảng viên không được làm, cố ý làm trái quy định của Nhà nước để trục lợi cho cá nhân…., vẫn còn có những đảng viên, cán bộ chưa gương mẫu, chưa gắn trách nhiệm của bản thân, trọng trách của ngành với công việc chuyên môn, vẫn có biểu hiện quan liêu, hách dịch, sợ trách nhiệm và vẫn còn những việc làm sai do thiếu thận trọng… Những biểu hiện này tuy không nhiều nhưng nó đã làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng và đội ngũ đảng viên.
      Trong các buổi sinh hoạt Chi bộ, các cuộc họp cơ quan, là những người đảng  viên, viên chức, người lao động của Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Phước. Chúng tôi luôn luôn được Bí thư Chi Bộ quán triệt và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của ngành giao cho đơn vị, thực hiện tốt đề án Văn hóa công vụ, các nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị và đặc biệt là hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn. Bên cạnh đó lồng ghép trong các buổi sinh hoạt các nội dung chuyên đề học tập và làm theo Bác. Triển khai, hướng dẫn cho tập thể đơn vị về các nội dung, các chuyên đề sát thực cần phải học tập, rèn luyện. Giúp cho đảng viên, viên chức, người lao động hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo Bác. 
     “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với người cán bộ, Đảng viên là học tập mọi lúc, mọi nơi và phải học suốt đời. Cuộc đời Bác dẫu qua nhiều thử thách chông gai trên con đường bôn ba cứu nước, dẫu trong muôn vàn gian khó,  Người vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người vẫn hướng quốc dân quan tâm phát triển văn hóa, để mỗi người dân Việt Nam sống xứng đáng với một dân tộc đã có bốn ngàn năm văn hiến.
       Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vai trò của văn, nghệ sĩ. Theo Người, trên mặt trận này, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ. Muốn nghệ thuật trở thành vũ khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải “Ba cùng” với nhân dân.
      Vị trí rất cao của văn hóa trong đời sống xã hội, vai trò tối quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một cách rành rẽ ngay từ những ngày đầu của chính quyền nhân dân non trẻ. Đầu tháng 9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Ủy ban Văn hóa lâm thời Bắc bộ. Và ngày 7-9-1945, khi tiếp các đại biểu của ủy ban này, Hồ Chủ tịch đã nói: “Tôi mong các ngài trong giới văn hóa nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn gây dựng cho đất nước một nền văn hóa mới... Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng của quốc dân, đấu tranh cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới” (Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 3, tr.13). Thật quả là một kỳ vọng to lớn mà Người đã trông đợi ở các nhà văn hóa!
Trong chuyên đề “tháng năm nhớ Bác”, nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đồng chí Bí Thư chi bộ trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Phước đã ôn lại kỷ niệm những năm tháng Bác bôn ba tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc cho cán bộ, Đảng viên, viên chức, người lao động trong đơn vị thấm nhuần đạo đức cách mạng, tấm gương sáng ngời, phong cách Hồ Chí Minh, mà đặc biệt là nội dung về bản Di chúc thiêng liêng của Người đã để lại cho dân tộc ta.
       Cách đây 55 năm, ngày 10/05/1965, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc. Những năm sau đó, cứ đến dịp sinh nhật mình, Bác lại đem bản Di chúc ra đọc lại, xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng chữ; rồi dựa trên tình hình thực thế của đất nước mà bổ sung thêm những lời dặn dò vào Di chúc…
Bản Di chúc thiêng liêng là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người “đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.”
        Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1989), Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người. Từ năm 1989, các bản gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng sau đó được in màu, phát hành rộng rãi và được các nhà xuất bản khác tái bản nhiều lần cho đến bây giờ.
       Nội dung bản Di chúc là những lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và sự đoàn kết trong Đảng, về đoàn viên và thanh niên, về nhân dân lao động, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về phong trào cộng sản thế giới và vài dòng nói về việc riêng. Ẩn sau những lời dặn dò mà Bác đã cẩn trọng cân nhắc khi viết từng câu, từng chữ đó chính là sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với mọi vấn đề của Dân tộc, là tình yêu bao la mà Bác dành cho mọi tầng lớp nhân dân và niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
       Đó là tâm nguyện, tình cảm, niềm tin, trách nhiệm của Bác với Tổ quốc , nhân dân và sự nghiệp cách mạng, thể hiện sâu sắc ở dự báo về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và ngày thống nhất đất nước, ở những chỉ dẫn về công việc của sự nghiệp cách mạng còn dang dở.
      Đó chính là công trình lý luận về sự nghiệp cách mạng và củng cố Đảng cầm quyền với những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng là: giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân…; và nhiệm vụ chiến lược để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng là: công tác chỉnh đốn Đảng.
Đó còn là những lời dặn dò, nhắc nhở về vai trò của “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và “đoàn kết chặt chẽ với các Đảng cộng sản và bạn bè quốc tế”, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta với những chỉ dẫn về quản lý xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực, sửa đổi chế độ giáo dục, khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, chính sách miễn thuế nông nghiệp cho nông dân, chính sách xã hội, công bằng xã hội.
      Trong Di chúc, Bác nghĩ cho người dân của mọi tầng lớp trong xã hội, nhắc nhở những công việc cụ thể đối với những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho đến những nạn nhân của xã hội cũ. Đó không chỉ là niềm tin vững chắc, sự khẳng định về thắng lợi cuối cùng của một dân tộc anh hùng đấu tranh vì chính nghĩa, mà còn là tấm lòng đôn hậu, bao dung, tình yêu thương con người vô bờ bến.
       Di chúc, nhưng bên trong lại không có lấy một câu, một chữ nào Bác nhắc đến những yêu cầu của bản thân. Cả cuộc đời Bác đã phấn đấu , hy sinh chỉ nhằm một mục đích “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
       Ngay cả đến trước lúc đi xa, điều Bác nuối tiếc nhất vẫn là “Không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” và lời cuối cùng trong bản Di chúc có lẽ là lời xúc động nhất. “Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu…”. Bác Hồ kính yêu của dân tộc việt Nam ra đi, không đem theo gì mà “để lại muôn vàn tình thân yêu” cho toàn dân, toàn Đảng, toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
       Trải qua năm tháng, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí minh vẫn mãi là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn về nhiều mặt; là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại, là những chỉ dẫn quý báu, nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
       Di chúc là những lời căn dặn tâm huyết, toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” là sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách, tâm hồn cao đẹp của vị lãnh tụ suốt đời phấn đấu hy sinh cho tổ quốc, vì nhân dân và nhân loại.
       Bản Di chúc cũng là ánh sáng soi đường, là sức mạnh thôi thúc hành động cho Cách mạng Việt Nam phát triển đi lên bền vững, trường tồn, cho đất nước phồn vinh, cho nhân dân được ấm no hạnh phúc, cho dân tộc được vẻ vang “sánh vai với các cường quốc năm châu” Như Bác hằng mong ước.
 
     Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương cao đẹp nhất, “đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Làm theo Di chúc của Bác Hồ trở thành hành động tự giác, là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam, ở mọi thời kỳ cách mạng, ở mọi công việc, mọi suy nghĩ và hành động. Bác vẫn luôn là tấm gương soi trong từng gia đình, mỗi con người, mỗi số phận. Di chúc của Bác mãi mãi dẫn dắt cả dân tộc đi tới những gì tốt đẹp, hạnh phúc.
      Nhiều năm qua, việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là biểu hiện sinh động của sự kính yêu Bác, niềm tin vào con đường và sự nghiệp cách mạng của Người, để mỗi người sống và làm việc tốt hơn. Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đặt ra những yêu cầu mới và tính thiết thực trong hành động của mỗi người. Nêu gương phải thực chất, tránh hình thức, không cố tạo ra hình ảnh, phải thật sự chân thực trong công việc, cuộc sống của mỗi người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chưc, viên chức, người lao động phải bình dị, giản dị như cuộc đời của Bác. Mỗi người, từ chính công việc, cuộc sống nêu được gương tốt cũng là niềm tự hào của bản thân, để không ngừng tự hoàn thiện mình. Nêu gương thật sự là tự tu dưỡng hướng tới những gì tốt đẹp, cao cả, cũng là sự phòng ngừa những sai phạm. Bác Hồ là chỗ dựa tinh thần, tình cảm, tâm linh và niềm tin tất thắng. Các thế hệ nguyện xứng đáng là con cháu, đồng chí và học trò tin cậy của Người. Sinh thời, Bác Hồ vẫn nhắc câu: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau, coi đó là lời khen chân thành của nhân dân và cũng là trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
       Sau khi được quán triệt, triển khai các chuyên đề và nội dung cần học tập, rèn luyện  bản thân mỗi cán bộ, Đảng viên, đoàn viên thanh niên Trung tâm Văn hóa tỉnh bình Phước thêm thấm nhuần những lời dạy của Người, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng. Giúp mỗi tập thể các phòng, đội chuyên môn, cá nhân mỗi người tự soi mình vào những yêu cầu, kỳ vọng, định hướng của Người để phấn đấu, nêu gương, rèn luyện nghiêm túc hơn, cố gắng đóng góp nhiều hơn cho công việc; đặc biệt là góp phần đẩy mạnh thực hiện hiệu quả việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đề cao trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; người có chức vụ càng cao, cương vị càng lớn, nhất là người đứng đầu, lãnh đạo lại càng phải gương mẫu hơn trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác để quần chúng noi theo, như lời Bác Hồ dạy “một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.  Và đó cũng chính là những công việc quan trọng, thiết thực và có ý nghĩa nhất dâng lên Bác. Người cán bộ Văn hóa phải luôn khiêm tốn trong công việc và trong cuộc sống đời thường. Mỗi cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chúng ta với tư cách là “công bộc của dân”, trước hết hãy sống và làm việc có trách nhiệm. Trách nhiệm không chỉ đối với công việc, với cuộc sống của chính mình, mà còn là trách nhiệm đối với nhân dân, với tổ quốc.
      Hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cần quyết tâm phấn đấu, rèn luyện, học tập làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo lời Bác dạy ngày nào: “Văn hóa, văn nghệ không thể ở ngoài kinh tế và chính trị”; “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
(Bài viết có tham khảo trên báo Thông tấn xã Việt Nam)

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Diu - PTP NTQC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

2023

Tài liệu tuyên truyền biển đổi khí hậu

Thời gian đăng: 05/12/2023

lượt xem: 2 | lượt tải:0

Số 2333/SVHTTDL

Tài liệu tuyên truyền về biến đổi khí hậu

Thời gian đăng: 05/12/2023

lượt xem: 2 | lượt tải:2

3103/SVHTTDL-TTR

V/v gửi tài liệu tuyên truyền về 02 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo

Thời gian đăng: 07/11/2023

lượt xem: 26 | lượt tải:13

3209/SVHTTDL-VH

V/v góp ý dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024

Thời gian đăng: 07/11/2023

lượt xem: 44 | lượt tải:43

3787/UBND-NC

V/v triển khai thực hiện Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Thời gian đăng: 07/11/2023

lượt xem: 27 | lượt tải:14

49/2023

LỊCH LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM TUẦN 49 - 2023

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay994
  • Tháng hiện tại5,355
  • Tổng lượt truy cập962,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây